1. IOT là gì?
- Về việc giao tiếp giữa các thiết bị qua Internet đã được biết đến từ khá lâu rồi, tuy nhiên mãi đến năm 1999 cụm từ IoT(Internet of Things) mới được đưa ra bởi nhà tiên phong công nghệ người anh Kevin Ashton để mô tả chi tiết hệ thống mà trong đó các thiết bị kết nối, các thiết bị thông minh được giao tiếp với nhau qua Internet mà không cần đến sự can thiệp của con người. Các thiết bị này có khả năng thu thập và chia sẻ dữ liệu về trạng thái và chức năng của chúng để phục vụ mục đích điều khiển và giám sát của con người.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Mốc sự kiện | Sự kiện |
1830 | Phát minh ra điện báo |
1970 | Xe hơi thông minh đầu tiên – xe đẩy ở Stanford |
1973 | Thiết bị di động cầm tay đầu tiên được bán, thẻ RFID đầu tiên được cấp bằng sáng chế |
1974 | Khởi đầu của TCP / IP |
1980 | Máy bán hàng tự động là thiết bị thông minh đầu tiên từ trước đến nay |
1990 | John Romkey làm món bánh mì nướng đầu tiên qua Internet |
1998 | Ngôi nhà thiên niên kỷ Integer hỗ trợ Internet đầu tiên |
1999 | Thuật ngữ Internet of things do Kevin Ashton đặt ra |
2005 | LHQ lần đầu tiên nói về IoT trong một báo cáo của ITU |
2008-2009 | Internet vạn vật ra đời |
2020 | Ước tính thiết bị IoT được kết nối đạt 30,3 tỷ |
3. Lợi ích của công nghệ IoT trong hoạt động sản xuất
- Ứng dụng công nghệ IoT trong công nghiệp giúp doanh nghiệp cải thiện mọi mặt trong quá trình sản xuất và vận hành doanh nghiệp. Lợi ích mà IoT mang lại cho doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:
3.1. Dự báo bảo trì:
- Thông qua việc kết nối các cơ cấu chấp hành có các điểm cảm biến khác nhau, về nhiệt độ, độ rung, điện áp, dòng điện, … được điều khiển bằng công nghệ IoT với các thiết bị, dịch vụ web trung gian thực hiện tác vụ có điều kiện, điện toán đám mây có thể thu thập được các loại dữ liệu cần thiết và quan trọng về bảo trì hệ thống. Loại thông tin này cho phép dự đoán trước tình trạng hiện tại của máy móc, xác định các dấu hiệu cảnh báo, truyền cảnh báo và kích hoạt các quy trình sửa chữa tương ứng. Bằng cách này, IoT biến bảo trì thành một hoạt động tự động với tốc độ cập nhật cao, có thể dự báo trước một thời gian dài trước khi lỗi phát sinh, giúp tiết kiệm chi phí so với các biện pháp phòng ngừa truyền thống và tránh được sự cố xảy ra bất ngờ dẫn đến thời gian chết máy ảnh hưởng đến năng xuất sản xuất của doanh nghiệp.
3.2. Giảm thiểu chi phí:
- Ứng dụng IoT vào trong nhà máy giúp quản lý thiết bị máy móc hiệu quả. Chi phí bảo trì máy móc có thể được tác động một cách tích cực nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ với các cảm biến IoT, nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động ở hiệu suất tốt nhất, nắm bắt kịp thời các vấn đề, lỗi phát sinh trong quá trình vận hành trước khi chúng phát sinh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm các chi phí sửa chữa lớn. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ IoT còn giúp giảm thiểu chi phí nhân công lao động và hiệu quả công việc được cải thiện đáng kể.
3.3. Nâng cao hiệu suất và năng xuất:
- Ứng dụng công nghệ IoT vào trong hoạt động sản xuất một cách tự động hóa và có thể làm việc 24/7 mà không cần đến sự can thiệp của con người giúp tăng năng xuất, chất lương và tăng độ chính xác của sản phẩm.
3.4. Điểu khiển và giám sát sản xuất từ xa
- Với việc áp dụng công nghệ IoT vào trong sản xuất ta có giám sát và điều khiển hệ thống sản xuất của mình từ xa mọi lúc mọi nơi qua thiết bị thông dụng như máy tính, điện thoại… có kết nối đến Internet mà không cần có mặt tại nhà máy.
- Ngoài ra, những nhà máy có môi trường làm việc độc hại, môi trường làm việc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, những thiết bị đặt ở những nơi khó điều khiển và giám sát thì việc áp dụng công nghệ IoT đề điều khiển và giám sát từ xa là một phương án không thể tốt hơn giúp chúng ta điều khiển và giám sát hệ thống được một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho người vận hành.