Các bước lắp đặt tủ điện công nghiệp

Việc lắp đặt tủ điện công nghiệp đạt tiêu chuẩn là đáp ứng được các tiêu chí ổn định, an toàn, có tính thẩm mỹ và đáp ứng được đúng nguyên lý hoạt động của hệ thống… Tuy nhiên, công việc này không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi người có chuyên môn kỹ thuật và am hiểu về chức năng hoạt động của các thiết bị có trong tủ điện. Hôm này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cơ bản để lắp đặt được một tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh.

1. Lựa chọn thiết bị và thiết kế bản vẽ

  • Lên list các thiết bị cần có trong tủ điện, tính toán thông số kĩ thuật để lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
  • Thiết kế bản vẽ shop drawing cần bố trí thiết bị trong tủ phải đảm bảo đầy đủ các tính năng kỹ thuật, hướng cáp vào cáp ra làm sao cho thuận lợi nhất trong quá trình đấu nối, đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết. Việc bố trí thiết bị nên tối ưu về không gian nhưng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nguyên lý hoạt động của tủ.
  • Thiết kế bản vẽ nguyên lý đáp ứng được nguyên lý hoạt động của hệ thống.

2. Lựa chọn vỏ tủ điện

  • Từ bản vẽ thiết kế, cần thiết kế, lựa chọn vỏ tủ điện có kích thước phù hợp với lượng thiết bị và đảm bảo được việc nâng cấp tủ điện trong tương lai. Thiết kế các lỗ khoét nút nhấn, đèn báo và lỗ đi dây vào ra một cách hợp lý.

3. Gá đặt, đấu nối các thiết bị vào tủ

  • Gá đặt, đấu nối các thiết bị như đã thiết kế, dựa theo bản vẽ thiết kế.
  • Lắp đặt, đấu nối chắc chắn và phải đảm bảo đấu đúng chân thiết bị theo bản vẽ.
  • Dây dẫn layout hợp lý và phải đưa hết vào trong máng đi dây.
  • Các chân đấu nối phải có ống lồng để kí hiệu chân đấu nối để thuận tiện cho việc cải tiến, sửa chữa sau này.

4. Kiểm tra và test trước khi xuất xưởng

  • Sau khi đấu nối thiết bị xong chúng ta tiến hành kiểm tra lại một lần các thiết bị, hệ thống dây dẫn đã đấu nối đúng và đảm bảo an toàn chưa.
  • Kiểm tra khi không có điện: quan sát lại không gian layout sao cho hợp lý, đo đạc lại các thông số, đo thông mạch,… Để đảm bảo an toàn trước khi cấp điện.
  • Kiểm tra khi có điện: Kiểm tra rò điện, đo đạc lại các thông số thiết bị, kiểm tra các thiết bị đóng ngắt đảm bảo hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra đấu nối phần điều khiển: Kiểm tra lại các đầu cốt, ống lồng, đo kiểm tra thông mạch, thông số đầu vào đầu ra…
  • Cuối cũng là test hoạt động của tủ: vận hành thử và kiểm tra tất cả chức năng của tủ đã đáp ứng được nguyên lý hoạt động của hệ thống chưa.

5. Vệ sinh tủ điện

  • Vệ sinh lại các chân đấu nối, vỏ tủ tránh có dị vật rơi vào thiết bị để đảm bảo tủ điện có thể trong tình trạng hoạt động tốt nhất và tăng tính thẩm mỹ của tủ.

6. Đóng gói tủ điện

  • Bọc màng co cẩn thận trước khi đóng gói để tránh xước lớp sơn tĩnh điện. Bọc các lớp bảo vệ vào các thiết bị dễ vỡ như màn hình, nút ấn, công tắc để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm cơ bản hướng dẫn lắp đặt được một tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh. AIE chuyên thi công lắp đặt tủ điện công nghiệp cho các nhà máy và cung các thiết bị điện công nghiệp: MCCB, biến tần, PLC… của các hãng. AIE là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, chúng tôi cam kết mang lại cho khác hàng những sản phẩm chất lượng và giá thành tốt nhất thị trường.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ AIE

Địa chỉ: 86 Mậu Lương, Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0867.865.788 – 0856.472.488

Website: aiejsc.com.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/aiettjsc

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.